Mahjong hay có tên Việt hóa là Mạt chược là một tựa game đấu trí cực hấp dẫn. Nó được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Đây là tựa game khá mới mẻ, gây nhiều tò mò nhưng được nhận xét là khá khó chơi do có lượng quân bài khá lớn và khó nhớ. Nhận định rằng Mahjong khá khó chơi liệu có đúng khi nói về tựa game này? Ở bài viết này, 7Ball sẽ cung cấp thêm cho bạn các kiến thức về Mahjong và trả lời cụ thể dễ hiểu nhất cho câu hỏi”Mahjong là gì?”.
Mahjong là gì? Cách đánh mạt chược chuẩn gốc Hoa cho người mới
Xem thêm:
Thông Tin A-Z Cách Soi Cầu Lô Hình Quả Trám Từ Chuyên Gia
Bài Tam Cúc Là Gì? Hướng Cách Chơi Bài Tam Cúc Hiệu Quả Nhất
Mục lục
Mahjong là gì?
Mahjong (tên tiếng Việt là Mạt chược) là tựa game thuộc dòng game cờ với sự cân não cực căng thẳng. Trong mỗi ván Mahjong người chơi buộc phải đấu trí với các đối thủ cùng bàn để giành chiến thắng bằng cách kết hợp các quân bài để tạo ra bộ bài có giá trị lớn nhất.
Mahjong bắt nguồn từ Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh có nguồn cho rằng nó xuất hiện tại Thượng Hải vào năm 1850. Bàn thân Mạt chược xuất phát từ việc một từ Hán việt kép, trong tiếng gốc Quảng đông thì Mạt chược có nghĩa là Ma tước (con chim sẻ vừng). Lý do cho cái tên này là bởi trong các quân bài mạt chược thì quân bài chim sẻ là quân thứ nhất. Nó còn được gọi là nhất sách.
Mạt chược được cho là du nhập vào Việt Nam từ năm 1975, khi đó trò chơi này là trò chơi chỉ dành cho người có tiền, quyền và địa vị. Nó được xem như bộ môn thể hiện vị thế và độ giàu có của người tham gia nên đã từng có khoảng thời gian Mahjong rất nổi tiếng và thu hút.
Mahjong là gì?
Các thuật ngữ hay dùng trong Mahjong
Trong Mạt chược có một số thuật ngữ bạn cần lưu ý và nhận biết như sau:
- Phỗng (Pung): sự kết hợp ba quân mạt chược thuộc cùng một bộ
- Coong (Kong): sự kết hợp bốn quân mạt chược thuộc cùng một bộ
- Xuyên (Sheung) : kết hợp ba quan mạt chược có giá trị giống nhau
- Cặp (Ngân chính): sự kết hợp một cặp bài hai quân giống nhau.
Nhận biết các quân bài trong Mahjong
Trong Mạt chược có tổng cộng 160 quân bài với 36 quân bài hàng Vạn, 36 quân bài hàng Văn, 36 quân bài hàng Sách, 16 quân bài biểu trưng bốn hướng gió, 12 quân bài thuộc Trung Phát Bạch, 4 quân bài thuộc bộ hoa, 4 quân bài biểu trưng cho 4 mùa, 4 quân bài Hoàng, 4 quân bài Hậu, 8 quân bài Khung. Cụ thể như sau:
Bộ Bài Nạc
Bài Nạc là bộ bài cơ bản và xuất hiện trong tất cả các bộ bài Mạt chược. Trong bộ bài này sẽ chia thành 3 bộ bài nhỏ hơn:
- Hàng Sách/sọc: Gồm 9 loại quân bài màu lục phân biệt với nhau bằng số lượng các sọc (đốt trúc). Mỗi quân chứa số sọc khác nhau từ 2 đến 9. Riêng quân Nhất sách có biểu tượng hình chim sẻ. Mỗi loại quân bài hàng sách sẽ được nhân bản lên làm 4 lần tương ứng có tổng 36 quân Hàng Sách.
- Hàng Vạn: Là bộ bài gồm 9 loại quân bài có chữ Vạn màu đỏ phía dưới. Chúng phân biệt với nhau bằng các chữ từ nhất đến cửu màu lam phía trên. Mỗi loại bài hàng Vạn cũng có 4 con cùng loại tương ứng 36 quân bài cả hàng.
- Hàng Văn: Là tập hợp 9 loại quân bài có các hình tròn được trang trí cách điệu. Các quân trong Hàng Văn phân biệt với nhau bằng số hình tròn được khắc trên mặt quân bài. Có 9 loại bài tương ứng với số hình tròn từ 1 đến 9. Cũng như Hàng Sách và Hàng Vạn, Hàng Văn cũng gồm 4 quân bài mỗi loại và tổng là 36 quân.
Bộ bài Nạc trong Mahjong
Bộ Tài Phao
Đây là bộ bài biểu trưng của các hướng gió nên nó còn được gọi là bộ bài Gió. Trong bộ này gồm 7 loại quân bài tương ứng với 2 bộ nhỏ hơn:
- Đông – Tây – Nam – Bắc: Gồm 4 loại bài phân biệt với nhau bằng chữ Đông – Tây – Nam – Bắc được khắc bằng tiếng Trung phồn thể màu xanh lam. Mỗi loại bài có 4 quân bài.
- Trung – Phát – Bạch: Bộ 3 loại quân bài này gồm có 4 quân Trung được khắc chữ Trung màu đỏ phồn thể, 4 quân Phát được khắc chữ Phát màu lam, và 4 quân Bạch được khắc hình chữ nhật.
Bộ Tài Phao trong Mahjong
Bộ Hoa
Bộ 4 quân bài được khắc hình hoa tương ứng với Mai – Lan – Cúc – Trúc.
Bộ Hoa Trong Mahjong
Bộ Bốn mùa
Bốn màu được biết đến với 3 bộ bài nhỏ hơn trực thuộc:
- Bộ Xuân – Hạ – Thu – Đông: Biểu trưng bằng các chữ Trung Phồn thể Xuân – Hạ – Thu – Đông và các loại hoa đặc trưng của mùa khắc trên mặt bài.
- Bộ Tứ hoàng: Gồm 4 loại bài có điểm trung là chữ Hoàng màu lam phía dưới và phân biệt bằng các chữ trừ nhất đến tứ màu đỏ khắc phía trên.
- Tứ Hậu: Giống với Tứ Hoàng nhưng chữ được khắc bên dưới là chữ Hậu màu lục.
Bộ bốn mùa trong Mahjong.
Bộ Khung
Là bộ bài có thể thay thế cho các quân bài Mahjong khác. Gồm 2 bộ nhỏ:
- Bộ khung xanh: Gồm 4 loại quân là Quân Tổng có thể thay thế được cho tất cả các quân bài, Quân Thùng có thể thay thế các quân thuộc hàng Văn, Quân Sọc có thể thay thế các quân thuộc hàng Sách, Quân Màn có thể thay thế cho các quân thuộc hàng Vạn.
- Bộ Khung đỏ: Cũng gồm 4 loại quân là Quân Hoa có thể thay thế các quân của bộ Tài Phao, Quân Hỷ có thể thay thế các quân Đông – Tây – Nam – Bắc, Quân Nguyên có thể thay thế các quân Trung – Phát – Bạch, Quân Hợp có thể thay thế các quân của Bộ Bài Nạc.
Bộ Khung trong Mahjong
Trên thực tế, có nhiều biến thể của Mạt chược và số lượng quân bài cũng thay đổi theo từng cách chơi. Tối thiểu cần 136 quân bài và tối đa là 160 quân.
Mạt chược có yêu cầu cao trong chế tác quân bài và cả bàn chơi mạt chược. Bàn Mạt chược là loại chuyên dụng cao khoảng 90cm, bàn vuông cạnh với độ dài mỗi cạnh bằng nhau khoảng 90-95cm. Ở các cạnh có gờ cao khoảng 3 – 4cm để tránh bài bị rơi khỏi mặt bàn Mặt bàn được dùng chất liệu trơn cứng và láng để khi xoa bài các quân bài dễ dịch chuyển. Khi chơi người ta thường phủ một lớp vải lên để tránh quân bài bị trầy xước.
Hướng dẫn chi tiết cách chơi Mahjong
Luật chơi mạt chược
Mục đích cuối cùng
Trong Mạt Chược mục đích cuối cùng được hướng đến của người chơi là chiến thắng các đối thủ cùng bàn. Việc thắng Mạt chược được gọi là Tới hay Ù. Tới hay Ù trong Mạt chược là khi tròn bài tức là bộ bài của người chơi được xếp thành bộ 4 nhóm bài và 1 đôi bài. Khi đó, người chơi cần có 13 quân để xếp tròn bài và 1 quân để đánh bài Ù.
Số người tham gia
Mỗi ván Mạt chược sẽ được bắt đầu với 4 người chơi 1 bàn. Nếu có 6 người tham gia thì 2 người sẽ được ngồi ghế dự bị và nhận gió Trung – gió Phát. Hai người này sẽ được vào bàn chơi khi hết gió Đông. Họ sẽ thay thế cho hai người ngồi ở vị trí Đông và Tây.
Trong trường hợp Mạt chược 5 người thì một người ngồi dự bị giữ gió Trung. Người dự bị sẽ thay thế gió Đông khi hết vòng gió.
Chỗ người của mỗi người sẽ được quy định bằng cách đổ xí ngầu. Đầu tiên sẽ lấy bốn quân Đông Tây Nam Bắc ra xoa và xếp chồng lên nhau theo thứ tự ngẫu nhiên. Sau đó lần lượt đổ xí ngầu (2 viên xí ngầu). Người cao điểm nhất lấy quân trên cùng xuống thấp dần. Người lấy được quân Đông được gọi là cửa Đông được chọn chỗ trước. Những người sau xếp theo hướng lấy cửa Đông làm mốc đối xứng. Từ đó quyết định chỗ ngồi.
Nhà cái
Ở ván đầu tiên, người giữ cửa Đông sẽ được ưu tiên làm cái. Các ván tiếp theo người ù sẽ làm cái đồng thời chuyển hướng để người giữ cái thành giữ cửa Đông.
Thao tác chia bài
Chia bài Mahjong quy định các quân bài phải được úp xuống bàn sau đó xáo lên và để cho 4 người chơi xếp bài thành 2 hàng ngang úp chồng lên nhau (số quân bài được xếp ở 4 cửa là bằng nhau). Sau khi xếp xong cả 4 người ngồi trong bàn cùng đẩy hai hàng bài lên phía trước.
Nhà cái – người giữ của Đông, sẽ tiến hành đổ xí ngầu để tính điểm chia bài. Xí ngầu được đổ sẽ gồm 2 – 3 viên. Sau khi đổ xí ngầu sẽ bắt đầu đếm từ nhà cái theo thứ tự từ trái sang phải. Đổ được n điểm thì người đếm n sẽ là cửa bị lấy bài. Quân bài được lấy cũng được quy định rõ ràng bằng cách đếm từ trái sang phải và lấy quân thứ n+1. Nhà cái sẽ được lấy 4 quân bài đầu tiên sau đó đến các cửa tiếp theo cũng từ trái sang phải.
Sau 3 lần lấy quân như vậy mỗi cửa sẽ giữ 12 quân bài. Khi đó mỗi người sẽ lấy thêm 1 quân riêng cửa Đông sẽ lấy 2 quân. Nếu cửa được lấy đã hết bài sẽ lấy bài ở cửa kế tiếp bên phải.
Luật chơi mạt chược
Xếp bài
Luật Mahjong chặt chẽ đến mức quy định cả cách xếp bài. Bài trong Mahjong xếp theo quy tắc bên trái là các quân bài có hoa, có khung hay coong còn bên phải là các quân bài được bốc lên.
14 quân bài sẽ được xếp thành các bộ nhỏ hơn gọi là phu, và mắt. Mỗi phu sẽ gồm 3 quân bài, có 4 phú trong bộ bài. Mỗi mắt là 1 quân bài và có 1 cặp mắt khi xếp bài. Phu ngang, dọc thì đều cần xếp cùng hàng và cùng loại.
Phu ngang bao gồm các quân bài hình chữ và Tài Phao (các quân thuộc phu Ngang chỉ được phỗng không được ăn).
Luật ra bài
Nhà cái sẽ là người giữ 14 quân bài và được quyền ra bài đầu tiên.
Khi có người ra quân thì những người khác có quyền ăn để tạo thành phu phỗng.
Cửa cái có 1 hoa có quyền đánh quân hoa hoặc dựng quân hoa nhưng nếu có 2 hoa thì buộc phải dựng quân hoa. Khi dựng hoa được quyền bắt quân ở chồng ngược. Thao tác này gọi là đầu coong. Mỗi quân hoa tương ứng với bắt 1 lần.
Khi nhà cái ra bài mà không có ai phỗng thì được quyền lấy 1 quân bài ở chồng thuận và đánh tiếp quân bài khác.
Không có quy định cho số lượt ra bài ở mỗi cửa. Tất cả sẽ đánh bài cho đến khi có người Tới (Ù).
Luật ưu tiên
Khi tất cả cùng chờ 1 quân bài thì người chờ Ù sẽ là người được ưu tiên ăn bài. Nếu có 2-3 người cùng chờ ù bằng quân bài đó thì người gần nhất theo vòng từ Trái sang Phải được ưu tiên.
Hai người cùng ăn 1 quân bài nhưng không chờ Ù thì sẽ chiếu theo việc ăn quân đó để Phỗng hay Coong. Phỗng sẽ được ưu tiên hơn Coong. Trong Phỗng cũng chia ưu tiên như sau:
- Ưu tiên cho Phỗng đôi hơn Phỗng Khung
- Giữa hai Phỗng khung thì phỗng khung đi cùng với quân được đánh ra se có thứ tự ưu tiên đứng trước phỗng khung còn lại.
- Xuyên là trạng thái ăn quân chỉ dành cho người ngồi cửa liền kề với cửa ra bài (cửa dưới). Xuyên có thứ tự ưu tiên dưới Coong và dưới Phỗng.
Cách đánh Mạt chược dễ hiểu cho tân thủ
Sau khi nhà cái ra quân thì các người chơi còn lại sẽ tiến hành đối chiếu bài xem có thể ăn hay không. Mỗi ván Mạt chược sẽ bao gồm 4 lượt gió tương ứng với gió Đông đến gió Bắc. Mỗi lượt gió sẽ bắt đầu từ cửa tương ứng với gió đó (cửa Đông tương ứng gió Đông) và kết thúc tại chính nó. Sau đó đến lượt gió ở cửa tiếp theo.
Mỗi ván Mạt chược kết thúc khi có người tới bài. Bài Tới tương ứng với được làm tròn theo các bộ sau:
- 1 Cặp gồm 2 quân bài giống nhau
- 1 phỗng (phu ngang) gồm 3 quân bài giống nhau nhận được từ bốc bài hoặc ăn bài
- 1 Phình (phu dọc) gồm 3 quân bài theo thứ tự
- Tài phao là bộ phỗng chứ không được ăn
- Chiếu là bộ có sẵn ba quân bài và thu được quân thứ 4 do bốc bài hoặc ăn bài của đối thủ
Cách đánh Mạt chược dễ hiểu cho tân thủ
Cách tính điểm
Trong Mạt chược, điểm được tính bằng đơn vị Phán hoặc mủn. Theo đó, các phán được tính theo công thức:
- 0 phán: Là ván mạt chược ù vừa vặn không có gì đặc biệt
- 1 phán: Các bài Ù có 4 xuyên hoặc tự bốc để ù, có Hoa trùng với vị trí ngồi, có phỗng hoặc chiếu cùng cửa,… sẽ được tính thêm 1 phán.
- 2 phán: Các bài Ù có 4 quân bài Hoa cùng loại chờ Ù mà bốc được quân để Ù, có phỗng hoặc chiếu cùng cửa cùng gió được tính thêm 2 phán
- 3 phán: Nếu ván bài ù sở hữu 3 phỗng rồng, 3 phỗng gió hoặc ù có cùng quân cùng 1 loại cùng hàng thì được tính thêm 3 phán.
- 6 phán: Nếu ván bài ù sở hữu tất cả đều là phỗng gió hoặc tự bốc được bài để Ù với tất cả phỗng thì được tính thêm 6 Phán.
- 8 phán: Nếu ván bài ù sở hữu tất cả phỗng gió hoặc tự bốc được bài để Ù và bài trên tay đều là gió, rồng thì được tính thêm 8 Phán.
Các dạng Ù
Tùy theo các dạng bài được Làm tròn mà bộ bài được xếp vào các dạng Ù khác nhau. Trong Mạt chược có các dạng ù sau:
- Ù muỗi: Là kiểu Ù nhỏ nhất, trong đó bộ bài được làm tròn không có phán chỉ có phình và phỗng.
- Ù phình: Khi bộ bài Ù có 4 phu đều là Phình sẽ được gọi là Ù phình và được tính 1 phán. Loại Ù này không ở cửa Đông
- Ù tui tui: Khi bộ bài Ù có 4 phu đều là Phỗng sẽ được gọi là Ù Tui tui. Loại Ù này được tính 4 Phán
- Mún cun: Là bộ bài có 14 quân đều thuộc cùng 1 hàng tương ứng với 6 phán
- Toàn chữ: Khi làm tròn bài, cả 14 quân đều là quân chữ tương đương 18 phán
- Bất cầu nhân: Trường hợp Ù này, người chơi không ăn bài của ai cả mà tự Ù. Ù Bất cầu nhân được tính 1 Phán
- Ù xuyên: Khi chuẩn bị Ù và đang đợi 1 phu/mắt/quân nhưng không qua việc ăn bài mà là tự bốc được thì được cộng thêm 1 Phán.
- Ù khản khản: Cũng là bài không ăn của ai cả mà tựu bốc lên để ù. Với loại Ù này người thắng cần bốc được 4 phu đều là Phỗng. Bộ bài này được tính 3 phán.
- Ù Thập Tam Thái Bảo: Là bộ bài đẹp gồm đầy đủ 13 quân bài nhất. cửu và tài phao. Bộ bài này được tính 13 phán
- Ù Đại Tam Nguyên: Bộ bài Ù được tạo thành từ 3 phu là 3 phỗng đồng thời có thêm Trung – Phát – Bạch. Kiểu Ù này được tính 9 Phán.
- Ù Tiểu Tam Nguyên: Là bài Ù được cấu tạo tương đối giống Đại Tam Nguyên với 2 phu là 2 phỗng đồng thời có thêm Trung – Phát – Bạch. Số bài còn lại là một đôi tạo thành từ Trung – Phát – Bạch. Tiểu Tam nguyên được tính 6 phán
- Ù Đại Tứ Hí: Đây là dạng Ù lớn nhất với 4 phu đều là phỗng được tạo thành từ Đông – Nam – Tây – Bắc. Kiểu Ù này được tính 36 Phán
- Ù Tiểu Tứ Hí: Tương tự Đại Tứ Hỉ nhưng Tiểu Tứ Hỉ chỉ gồm 3 phu là phỗng được tạo thành từ Đông – Nam – Tây – Bắc. Các quân bài còn lại là 1 đôi mắt được tính với số phán là 24.
Các kiểu Ù trong Mạt Chược
Quy tắc đền
Đền là hình thức Phạt khi phát hiện sai sót trong Mahjong. Theo đó có 3 quy tắc chính sau:
- Ù nhầm: Với trường hợp này, người chơi sẽ bị phạt 32 đến 64 phán đồng thời vẫn phải chung tiền cả làng.
- Chín quân báo: Khi ăn được 9 quân bài thuộc cùng 1 hàng, người chơi phải báo làng. Nếu không báo hoặc đánh quân thừa ra sẽ phải chung tiền
- Ù chạy: Khi Ù trên 3 phán xấp mà bị phát hiện thì không được phép Ù mà buộc phải chơi tiếp.
Các biến thể khác của Mạt chược
Biến thể của Mạt chược được đông đảo người chơi biết đến nhất là Cao Hùng. Trong biến thể này, bộ bài được dùng là 2 bộ cờ Tướng với 64 quân. Đồng thời khi chơi Cao Hùng mỗi người sẽ giữ 8 quân bài với 2 phu và 1 cặp mắt.
Cao Hùng – biến thể khác của Mạt chược
Trên đây là tổng hợp các thông tin nên biết về Mahjong mà 7Ball đã tổng hợp lại để bạn dễ hình dung. Vì Mahjong là một trò chơi đòi hỏi trình độ nhạy bén cao cũng như am hiểu luật sâu sắc nên đòi hỏi người chơi phải thực sự biết chơi trước khi bắt đầu chơi cá cược.
Để biết thêm nhiều thông tin về cá cược điện tử hãy tham khảo thêm tại nhà cái 7Ball nhé. Chúc bạn có đầy đủ kiến thức cơ bản về Mạt chược và sẵn sàng cho những ván Mạt chược đẳng cấp.